Vào đêm 30 Tết theo tục lệ của người Việt, gia đình nào cũng làm lễ cúng Giao thừa và dưới đây là một số chú ý cho gia chủ về cách sắp xếp lễ vật cúng sao cho hợp lý và không làm mất lòng các vị Phật, Thần.
Lễ cúng Giao Thừa được truyền từ bao đời nay và không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Người ta có hai cách gọi đó là lễ Trừ tịch hay lễ cúng giao thừa, nhưng cùng chung một ý nghĩa rằng tiễn các vị thần cũ đi và chào đón thần mới của năm mới đến với nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Việc chuẩn bị hay sắp xếp lễ cúng với nhiều người có thể diễn ra suôn sẻ nhưng không phải ai cũng làm được, nếu không như ý có thể khiến các vị thần mất lòng. Trong đêm giao thừa thì mỗi gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm lễ, mâm thứ nhất để trong nhà, mâm còn lại bày ngoài trời. Và đặc biệt, hai mâm lễ này không giống nhau.
Mâm thứ nhất, đặt ngoài trời.
Với mâm đặt ngoài trời, gia chủ cần đặt mâm tại giữa sân, có hai hướng nên đặt đó là hướng Bắc hoặc hướng Đông, mỗi gia đình có thể lựa chọn một trong hai hướng trên vì hướng Bắc là cúng Thượng Đế còn hướng Đông cúng Vua).
Ngoài ra, mỗi gia đình bắt buộc phải chuẩn bị một chiếc bàn lớn có trải tấm vải màu vàng rồi đặt lễ vật ngay ngắn phía trên. Có những gia đình còn chuẩn bị chiếc long màu vàng diềm đỏ để che mưa, nắng.
Vậy lễ vật cần những gì?
Trên mâm lễ cần có: mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, bánh chưng,xôi, hoa quả, trầu cau, rượu và thủ lơn hoặc gà trống luộc… được bày biện ngay ngắn cẩn thận trên chiếc bàn giữa sân.
Mâm lễ đặt trong nhà.
Ở trong nhà, lễ cúng đêm Giao thừa thường được phân chia thành hai mẫm cỗ: ngọt và mặn. Mâm cỗ ngọt gồm: bánh mứt, hương hoa, đèn….được đặt phía trên bàn thờ còn ở phía dưới của bàn thờ là mâm cỗ mặn thường bao gồm: bánh chưng, trầu cau, hoa quả, vàng mã và có thêm chiếc mũ ngài Đại Vương hành khiển).
Khi tổ chức lễ cúng giao thừa thì người cúng phải ăn mặc nghiêm chỉnh, gọn gàng đứng trước bàn thờ đọc
. Đặc biệt, người cúng lễ phải là người chủ của gia đình (nhà không có tang hay với phụ nữ thì không có kinh nguyệt).
Tại đền, chùa, đình, miếu
Có nhiều gia đình hay các địa phương có tập tục mang mâm lễ đến chùa, đền để làm lễ trong đêm Giao thừa 30 Tết. Tùy vào từng gia chủ và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình thì mâm lễ mang đến chùa cũng không giống nhau và không quá cầu kỳ chủ yếu là tỏ lòng thành kính với các vị Thần, Phật.
Sau khi làm lễ cúng Giao Thừa tại đền, chùa, miếu rất nhiều người đã xin mang lộc về nhà đó là vài ba nén hương để cắm vào bát hương tại gia…. Bởi theo quan niệm, lửa đỏ sẽ tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn mà Phật Thánh đã ban phát cho.
Xem thêm: